Các tiểu quốc Orang Đê trong lịch sử Người_Ê_Đê

Người Êđê và người Ja Rai vốn cùng nguồn gốc từ một tộc người Orang Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa, Khmer,...Orang Đê có thể là nhóm mà người Ê đê và Gia Rai gọi là Mdhur, trong văn hóa Mdhur có chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá trung gian giữa người Êđê và Ja Rai. Trong văn hóa Mdhur trước kia còn tồn tại tục hỏa táng người chết và bỏ tro trong chum, ché sau đó mới mang chôn cất trong nhà mồ, đây có thể là ảnh hưởng của đạo Hin-đu từ người Chăm. Xét về phương diện người Mdhur là cội nguồn xuất phát của người Ê đê và Gia Rai hiện đại.Trong lịch sử Orang Đê đã từng tồn tại các tiểu quốc sơ khai, với sự cai trị của các Mtao, Pơ Tao có thế lực trên một khu vực rộng lớn ở vùng người Gia Rai và Ê đê. Sự hình thành các tiểu quốc nhỏ là đặc điểm thường thấy ở các tộc người Đông Nam á:

  • Mtao Pui- Mtao Êa (Thủy Vương - Hỏa Vương, tiếng Khmer là Sadet Tok - Sadet Phlong, là tên gọi của hai vị tiểu vương cai trị tiểu quốc Orang Đê của bộ tộc người Jarai Chor, Jarai Hdrung, Êđê Krung, Mdhur và một bộ phận Êđê Adham trên cao nguyên Pleiku, thung lũng Cheoreo, Buôn Hồ, Êa Sŭp, Krông Pa, M'Drak, Krông Hing từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. Sang cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, nhóm Êđê Adham vùng Krông Bŭk, Buôn Hồ, Čư̆ Mgar lớn mạnh nhờ giao lưu buôn bán được với người Lào, Khmer, Xiêm thông qua vùng Bản Đon ngày nay, Yă Wam là một nữ tù trưởng đã từng dựa vào người Xiêm và Lào để đưa người Adham thoát khỏi ảnh hưởng của các Mtao-Ptao vùng Jarai.
Mộ tháp Khun-Ju Nốp tại Buôn Trí, là khu vực được Mtao (thủ lĩnh)Yă-Wam vua tiểu quốc Adham cắt tặng đất cho người tình mình là Y-Thu Knul, nhằm chấm dứt những cuộc Nam tiến, Đông tiến của người Lào- Thái
  • Tiểu quốc Adham (TK 18 -TK 19)

Adham hay Dham, hoặc Atham, là một nhóm địa phương của người Ê đê.Người Adham cư trú ở phía tây bắc Dak Lak, chủ yếu ở vùng Buôn Hồ, Čư̆ Mgar, Krông Bŭk và Êa Hleo. Đây là nhóm địa phương đông dân số nhất của người ÊĐê. Khoảng giữa thế kỷ XVIII vào đầu thế kỷ XIX, người Êđê Adham đã từng di cư ồ ạt xuống phía tây nam của Đăk Lăk và dừng lại cộng cư với người Êđê Kpă vùng Buôn Ama Thuột ngày nay để tránh những cuộc tấn công từ các Mtao Êa- Mtao Pui của tiểu quốc Jarai.Nhờ con đường buôn bán với người Lào, Xiêm, Khmer tại các cửa sông Bản Đon ngày nay, thế kỷ XVIII - XIX được coi thời kỳ phát triển mạnh của Êđê Adham với sự cai quản của nữ thủ lĩnh Yă Wăm được người Êđê gọi Mtao Mniê (Vua Bà), Yă Wăm cai trị một khu vực rộng lớn từ Krông H-Nang, Buôn Hồ, Êa Sŭp, Čư̆ Mgar, Buôn Đôn. Do vậy, bà được người Lào, người Xiêm kính nể và so sánh ngang với thế lực Mtao Pui, Mtao Êa.Cho đến đầu thế kỷ XX, người Adham là nhóm hùng mạnh và thịnh vượng nhất so với các nhóm Êđê khác như người Kpă. Địa bàn của người Adham gồm '"...Nam phần Dak lak cho tới lưu vực sông Ya Liau, phía Đông Bắc, họ vượt qua sông Krông Bŭk và lan tới tận thượng nguồn sông H Nang".Việc bà Yă Wăm cắt đất Buôn Đôn cho Y-Thu Knul để định cư cho một số dân người gốc Lào, Thái Lan lập ra Buôn Đôn, chấm dứt cuộc nam tiến của người Lào theo dọc các nhánh sống Mekong, cùng với câu chuyện tình ái giữa Nữ thủ lĩnh danh tiếng và thủ lĩnh săn voi tài giỏi này, là nguyên nhân để tiểu vương quốc Êđê Adham suy tàn sau khi người Pháp đặt chân đến Buôn Đon. Lúc này thế lực Êđê Kpă vùng Buôn Ama Thuôt bắt đầu lớn mạnh nhờ dựa vào thế lực người Pháp thay thế hẳn vai trò của người Êđê Adham.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Ê_Đê http://www.degaronline.com http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=r... http://www.ethnologue.com/show_work.asp?id=12495 http://www.ethnologue.com/show_work.asp?id=15150 http://www.joshuaproject.net/peopctry.php?rop3=110... http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CachCaiGoNgonN... http://www.aboutvietnam.org/People/Ede_People.html http://www.ibiblio.org/sripedia/ebooks/mw/0400/mw_... http://www.peoplesoftheworld.org/text?people=Ede http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu...